Đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập hiện nay là ai?
- Đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập hiện nay là ai?
- Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập hiện nay được quy định như thế nào?
- Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập từ đâu?
Đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập hiện nay là ai?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP quy định về những đối tượng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi nghề 100%
- Đối tượng áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% là : Viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Lưu ý: Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề 70%
- Đối tượng áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 70% gồm có:
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề 60%
- Đối tượng áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 60% gồm có:
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm.
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm.
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp kiểm dịch y tế biên giới.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề 50%
- Đối tượng được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 50% là: Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề 40%
- Đối tượng được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 40% là: Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP
Mức phụ cấp ưu đãi nghề 30%
- Đối tượng được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 30% gồm có:
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
+ Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
- Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập hiện nay là ai?
Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập hiện nay được quy định như thế nào?
Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề:
- Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về cách tính phụ cấp ưu đãi nghề như sau:
Nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp
...
2. Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng được hưởng.
Công thức tính phụ cấp ưu đãi nghề:
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng | = | Mức lương tối thiểu chung | x | Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) | x | Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng |
- Lưu ý:
+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC quy định nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập như sau:
Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề
...
2. Nguồn kinh phí
a) Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư liên tịch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nguồn kinh phí để chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?