Đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm nào?
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình có trong nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính không?
- Những nội dung nào phải có trong kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
- Đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm nào?
Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình có trong nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính không?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Nội dung kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính:
+ Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;
+ Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
+ Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;
+ Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình có trong nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm nào?
Những nội dung nào phải có trong kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định nội dung kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
- Kết quả đạt được;
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế;
- Xác định rõ sai phạm, tính chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm;
- Kiến nghị xử lý sai phạm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm;
- Thời hạn thông báo kết quả việc thực hiện kết luận kiểm tra.
Đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
"1. Quyền của đối tượng được kiểm tra:
a) Được thông báo bằng văn bản về kế hoạch, quyết định kiểm tra;
b) Kiến nghị, giải trình về kết luận kiểm tra;
c) Khiếu nại đối với kết luận kiểm tra và các hành vi vi phạm hành chính của người có thẩm quyền trong kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
d) Tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về tố cáo;
đ) Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra:
a) Phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra;
b) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, kịp thời; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của báo cáo, thông tin và tài liệu cung cấp; giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Chấp hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra trên cơ sở kiến nghị của đoàn kiểm tra trong kết luận kiểm tra;
d) Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận kiểm tra."
Như vậy, có bốn trách nhiệm mà đối tượng được kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định theo khoản 2 Điều 16 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?