Đối tượng, điều kiện nâng bậc lương thường xuyên đối với CC, VC, và NLĐ thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2022?
Đối tượng nào được áp dụng quy chế nâng bậc lương thường xuyên trong hệ thống BHXH Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-BHXH năm 2013 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về đối tượng áp dụng quy chế nâng bậc lương thường xuyên cụ thể như sau:
Quy chế này quy định thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với:
(1) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
(2) Viên chức giữ chức vụ quản lý và không giữ chức vụ quản lý thuộc các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là viên chức) xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ.
(3) Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế của các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là người lao động) xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.
Các đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này sau đây gọi chung là công chức, viên chức và người lao động.
Đối tượng, điều kiện nâng bậc lương thường xuyên đối với CC, VC, và NLĐ thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2022?
Điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ nâng bậc lương thường xuyên trong hệ thống BHXH Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-BHXH năm 2013 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ nâng bậc lương thường xuyên cụ thể như sau:
(1) Công chức, viên chức và người lao động quy định tại Điều 1 Quy chế này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, trong chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương.
(2) Điều kiện thời gian giữ bậc và tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2013/TT-BNV).
(3) Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động do không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị xử lý kỷ luật và việc tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên đối với các trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.
Ai có thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên trong hệ thống BHXH Việt Nam?
Đối với quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên thì tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-BHXH năm 2013 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau:
(1) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với:
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng; Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập; Trưởng đại diện, Phó Trưởng đại diện; Giám đốc, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam); công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các đơn vị trực thuộc khác (sau đây gọi chung là các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
- Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh); công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
(2) Trưởng Ban Tổ chức cán bộ quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với: Trưởng phòng và tương đương trở xuống; viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; người lao động thuộc các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).
(3) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với Trưởng phòng và tương đương trở xuống; viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; người lao động thuộc đơn vị.
(4) Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với Trưởng phòng, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trở xuống; viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; người lao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?