Đối tượng, điều kiện để khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong rừng sản xuất được quy định ra sao?
- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng gồm các loại nào?
- Đối tượng và điều kiện để khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong rừng sản xuất được quy định thế nào?
- Chủ rừng có được hợp tác với các tổ chức cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất không?
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng gồm các loại nào?
Theo Điều 29 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
1. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
5. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
a) Rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư thì được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản;
b) Rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, đối với khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng gồm những loại sau đây:
- Khai thác gỗ rừng trồng
- Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
- Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
- Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất (Hình từ Internet)
Đối tượng và điều kiện để khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong rừng sản xuất được quy định thế nào?
Trước tiên cần đảm bảo các điều kiện tại Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
2. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Và đối tượng, điều kiện về khai thác chính gỗ rừng tự nhiện được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP:
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường
a) Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
5. Khai thác động vật rừng thông thường
a) Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.
6. Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
7. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
Chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Theo đó, về khai thác chính gỗ rừng tự nhiên cần đáp ứng như sau:
- Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
- Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017 và không trong thời gian đóng cửa rừng.
Chủ rừng có được hợp tác với các tổ chức cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất không?
Theo Điều 32 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất:
Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
1. Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
2. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mức thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thăm quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng của chủ rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng.
Theo đó, chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?