Đối tượng dễ bị tổn thương là ai? Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện có ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương không?
Đối tượng dễ bị tổn thương là ai?
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng, bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng, bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng dễ bị tổn thương là ai? Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện có ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương không? (hình từ internet)
Thông tin về sự cố, thảm họa bao gồm những thông tin nào?
Theo Điều 6 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về thông tin về sự cố, thảm họa như sau:
Thông tin về sự cố, thảm họa
1. Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
2. Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa; dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
3. Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy, thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại
- Sự cố, thảm họa;
- Thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa
- Dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo
- Khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện có ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương không?
Theo Điều 30 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ như sau:
Huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
1. Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ để khắc phục thiệt hại do sự cố, thảm họa được quy định như sau:
a) Tuân theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ vào mức độ thiệt hại xảy ra;
c) Bảo đảm công bằng, công khai, kịp thời, đúng đối tượng;
đ) Phối hợp với chính quyền địa phương hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi có đối tượng được cứu trợ, hỗ trợ;
đ) Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra; ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
2. Việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp huy động nguồn lực theo thẩm quyền để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực để cứu trợ, hỗ trợ khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân vận động đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ, hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Như vậy, nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ để khắc phục thiệt hại do sự cố, thảm họa ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nào? Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo?
- Mẫu Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã? Tải về Mẫu Nghị quyết?
- Dự kiến nhiệm vụ của Bộ Công an sau sắp xếp, tinh gọn theo Báo cáo 219/BC-BNV ra sao? Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của Bộ Tài chính thế nào?
- Mẫu Phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất? Tải mẫu? Đảng viên sinh hoạt tạm thời có được bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ?