Đối tượng công chức nào vẫn được giữ phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Đối tượng công chức nào vẫn được giữ phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề cập đến vấn đề bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề trừ những đối tượng quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, vẫn còn một đối tượng công chức vẫn được giữ phụ cấp thâm niên nghề đó là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Hiện nay, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng những khoản phụ cấp theo Nghị định 72/2020/NĐ-CP như sau:
- Phụ cấp chức vụ của chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được trả theo tháng với mức hưởng cụ thể là 357.600 đồng.
- Ngoài phụ cấp chức vụ hưởng hàng tháng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã còn được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) khi có thời gian công tác đủ 60 tháng trở lên. Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm sẽ thêm 1%.
Bên cạnh đó, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã vẫn là công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, đối với trường hợp Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn bình thường mà không phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm trong trường hợp cần thiết thì Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã vẫn là công chức cấp xã nên khoản phụ cấp thâm niên nghề sẽ bị bãi bỏ.
Trong trường hợp Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm trong trường hợp cần thiết thì vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/07/2024.
Xem thêm: Tổng hợp bảng lương quân nhân chuyên nghiệp năm 2024?
Tổng hợp bảng lương sĩ quan công an năm 2024?
Tổng hợp các bảng lương giáo viên 2024?
Đối tượng công chức nào vẫn được giữ phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn cụ thể đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm những tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP quy định về bổ nhiệm Chỉ huy trưởng như sau:
Bổ nhiệm Chỉ huy trưởng
1. Điều kiện để xem xét, bổ nhiệm
Trong diện quy hoạch chức danh Chỉ huy trưởng; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên.
2. Tiêu chuẩn chung
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
b) Bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 2 và năng lực thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
3. Tiêu chuẩn cụ thể đối với Chỉ huy trưởng:
a) Phải có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên;
b) Có năng lực tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng - an ninh và phòng thủ dân sự; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn cấp xã;
c) Tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền cấp xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, chính sách hậu phương quân đội.
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã.
...
Như vậy, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã có các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Phải có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên;
- Có năng lực tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng - an ninh và phòng thủ dân sự;
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn cấp xã;
- Tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền cấp xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, chính sách hậu phương quân đội.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã?
Tại khoản 4 Điều 17 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP quy định về bổ nhiệm Chỉ huy trưởng như sau:
Bổ nhiệm Chỉ huy trưởng
....
4. Thẩm quyền bổ nhiệm
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tại Điều này và thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?