Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bị sét đánh trực tiếp vào thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không?
- Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bị sét đánh trực tiếp vào thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không?
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có bắt buộc có bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy nổ hay không?
- Bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bao nhiêu ngày khi xảy ra tổn thất?
Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bị sét đánh trực tiếp vào thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
...
đ) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
...
Trên cơ sở dẫn chiếu đến Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP phát sinh từ rủi ro cháy nổ (trừ các trường hợp tại khoản 2, 3 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
Nếu đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP bị sét đánh trực tiếp vào nhưng không gây cháy nổ thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bị sét đánh trực tiếp vào thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có bắt buộc có bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy nổ hay không?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
5. Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không có bắt buộc có bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy nổ. Tuy nhiên, nếu không có bằng chứng này thì phải có văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao).
Bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bao nhiêu ngày khi xảy ra tổn thất?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm) trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Giảm trừ tối đa 20% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
Theo đó, khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?