Đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam tại Đại hội nào? Mục tiêu nhiệm kỳ 2023 2028 ra sao?
Đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam tại Đại hội nào?
Căn cứ hướng dẫn tại Mục 3 Phần I Đề cương tuyên truyền Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu về các kỳ Đại hội Công đoàn như sau:
ĐẠI HỘI ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ TÊN GỌI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
...
3. Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam
- Đại hội I Công đoàn Việt Nam
Họp từ ngày 01 - 15/01/1950 tại tỉnh Thái Nguyên, Đại hội đã quyết nghị về nhiệm vụ trước mắt của Công đoàn đối với đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 21 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký.
- Đại hội II Công đoàn Việt Nam
Họp từ ngày 23 - 27/02/1961, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua những biện pháp phối hợp để thực hiện đường lối, chính sách mà Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã vạch ra về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Trần Danh Tuyên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Thư ký.
- Đại hội III Công đoàn Việt Nam
Họp từ ngày 11 - 14/02/1974 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội biểu dương những thành tích to lớn của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội; đề ra nhiệm vụ cho công tác công đoàn trong giai đoạn mới. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 72 ủy viên, Ban Thư ký gồm 09 ủy viên. Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Các đồng chí Nguyễn Công Hòa, Trương Thị Mỹ được bầu làm Phó Chủ tịch.
...
Như vậy, đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam tại Đại hội II Công đoàn Việt Nam.
Đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam tại Đại hội nào? Mục tiêu nhiệm kỳ 2023 2028 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Mục tiêu nhiệm kỳ 2023 2028 ra sao?
Căn cứ điểm a Mục 3 Phần III Đề cương tuyên truyền Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu mục tiêu nhiệm kỳ 2023 đến 2028 như sau:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.
- Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, khẳng định Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.
Kết quả thực hiện Nghị Quyết XII về hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động ra sao?
Căn cứ tại Mục 2 Phần II Đề cương tuyên truyền Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu kết quả thực hiện Nghị Quyết XII về hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động như sau:
Hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động được chú trọng, có bước phát triển mới
- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện nhiều mô hình chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động như: Chương trình “Tết Sum vầy” góp phần chăm lo đời sống cho người lao động, nhất là người lao động nghèo trong dịp Tết; Chương trình “Mái ấm Công đoàn” giúp người lao động được xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; Chương trình “Phúc lợi đoàn viên” với nhiều ưu đãi phục vụ đoàn viên, người lao động, các cấp công đoàn...
- Nhiều giải pháp giúp người lao động tiếp cận tín dụng hợp pháp, từng bước cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống được quan tâm triển khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?