Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công chức không?
- Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao do ai ra quyết định thành lập?
- Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công chức không?
- Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nòng cốt không?
Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao do ai ra quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở
1. Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và chỉ đạo hoạt động, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
a) Biên chế của Đội phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 Đội trưởng và 02 Đội phó.
b) Lãnh đạo, thành viên Đội phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao là lãnh đạo, công chức Phòng Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, lực lượng bảo vệ cơ quan và các thành viên khác được huy động từ các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các đơn vị có trụ sở riêng do Thủ trưởng đơn vị thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động. Biên chế của Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các đơn vị có trụ sở riêng thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 31, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
...
Theo đó, Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và chỉ đạo hoạt động
Biên chế của Đội phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 Đội trưởng và 02 Đội phó.
Lãnh đạo, thành viên Đội phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao là lãnh đạo, công chức Phòng Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, lực lượng bảo vệ cơ quan và các thành viên khác được huy động từ các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các đơn vị có trụ sở riêng do Thủ trưởng đơn vị thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động.
Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công chức không? (Hình từ Internet)
Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công chức không?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đội phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
a) Tham mưu với Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao hoặc Thủ trưởng đơn vị (đối với đơn vị có trụ sở riêng) ban hành, trình ban hành quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ quan, đơn vị.
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong cơ quan, đơn vị.
c) Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
d) Tổ chức, tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
đ) Xây dựng phương án, tổ chức thực tập phương án; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi có tình huống xảy ra.
e) Đề xuất sơ kết, tổng kết các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thống kê về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ huy, Thủ trưởng đơn vị và cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 7 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy:
a) Giúp lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao ban hành nội quy, quy định về công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
b) Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và chỉ đạo Đội phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.
...
Như vậy, Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công chức theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy.
Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nòng cốt không?
Căn cứ Điều 6 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là nòng cốt trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, gồm:
1. Ban Chỉ huy Phòng cháy và chữa cháy tại Trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy).
2. Đội Phòng cháy và chữa cháy tại Trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao và tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có trụ sở riêng.
Như vậy, Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao sẽ thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nòng cốt không trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 mới nhất? Tải mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 ở đâu?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 trên cả nước? Cập nhật địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025?
- 3+ Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Tải các mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hà Nội? Thời gian bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hà Nội như thế nào?
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần ở BHXH tỉnh hay ở huyện? Người lao động được chi trả bảo hiểm xã hội một lần sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ?