Doanh nghiệp vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trong thời gian nào?
- Doanh nghiệp vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Những trường hợp nào thì giấy phép lao động hết hiệu lực?
Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trong thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về trình tự gia hạn giấy phép lao động cụ thể như sau:
Trình tự gia hạn giấy phép lao động
1. Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Như vậy, Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn.
Nếu doanh nghiệp thực hiện việc gia hạn giấy phép lao động nằm ngoài thời hạn nêu trên, giấy phép lao động được xem là không đủ điều kiện để được gia hạn.
Doanh nghiệp vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng vì không gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động.
Những trường hợp nào thì giấy phép lao động hết hiệu lực?
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?
- Kịch bản chương trình tổng kết chi bộ cuối năm? Tổ chức cơ sở đảng có bao nhiêu đảng viên thì lập chi bộ cơ sở?
- Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu thông dụng nhất hiện nay? Tải về ở đâu? Biên bản nghiệm thu là gì?
- Mẫu Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
- Lớp cảm tình Đảng là gì? Điều kiện để học lớp cảm tình Đảng? Những nội dung cần nắm khi học lớp cảm tình Đảng?