Doanh nghiệp tự ý dùng giếng khoan trong khu công nghiệp để khai thác, sử dụng nguồn nước vượt mức phải đăng ký, không phải xin phép mà không thực hiện thì bị phạt như thế nào?
Trường hợp nào khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 về các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép bao gồm:
- Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
(1) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
(2) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(3) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
(4) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
(5) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Nếu một doanh nghiệp tự ý dùng giếng khoan trong khu công nghiệp thì quy định phạt vi phạm như thế nào?
Doanh nghiệp tự ý dùng giếng khoan trong khu công nghiệp thì quy định phạt vi phạm như thế nào?
Trường hợp khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ được quy định cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP như sau:
- Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.
- Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
(1) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;
(2) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
(3) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
(4) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
(5) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
- Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
(1) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
(2) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
(3) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
(4) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Theo đó, nếu doanh nghiệp tự ý dùng giếng khoan trong khu công nghiệp để khai thác, sử dụng nguồn nước vượt mức không phải đăng ký, không phải xin phép. Tuy nhiên nếu vượt mức phải đăng ký, xin phép mà không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.
Nếu vượt mức phải đăng ký, xin phép mà không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định sẽ áp dung quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 9. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 01 giếng khoan;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thăm do nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 02 giếng khoan;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 03 giếng khoan;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 04 giếng khoan;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm từ 05 giếng khoan trở lên.
...
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước."
Như vậy, nếu doanh nghiệp tự ý dùng giếng khoan trong khu công nghiệp để khai thác, sử dụng nguồn nước vượt mức phải đăng ký, không phải xin phép mà không thực hiện thì bị phạt tiền ít nhất là 200.000 đồng và cao nhất là 80.000.000 đồng. Còn đối với cá nhân thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt của tổ chức. Ngoài ra, Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?