Doanh nghiệp tư nhân có được xây dựng thang bảng lương bằng nhau giữa các công việc hay không?
- Thang bảng lương là gì? Doanh nghiệp tư nhân có được xây dựng thang bảng lương bằng nhau giữa các công việc hay không?
- Người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương nhưng không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có bị xử phạt không?
- Trả lương cho người lao động căn cứ vào đâu?
Thang bảng lương là gì? Doanh nghiệp tư nhân có được xây dựng thang bảng lương bằng nhau giữa các công việc hay không?
Hiện nay, pháp luật chưa định nghĩa cụ thể khái niệm thang bảng lương.
Tuy nhiên có thể hiểu thang bảng lương là cơ sở để thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động nên theo khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, mức lương được ghi nhận ở thang bảng lương không được thấp hơn lương tối thiểu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với doanh nghiệp tư nhân thì việc xây dựng thang bảng lương như thế nào là do đơn vị tự quyết định, miễn sao mức lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Do đó, việc chênh lệch lương của các công việc, vị trí như thế nào là do công ty tự quy định. Chính vì vậy, doanh nghiệp tư nhân có thể xây dựng thang bảng lương bằng nhau giữa các công việc.
Thang bảng lương là gì? Doanh nghiệp tư nhân có được xây dựng thang bảng lương bằng nhau giữa các công việc hay không? (Hình từ Internet).
Người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương nhưng không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương.
Và, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, rtheo các quy định nêu trên, người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương nhưng không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Nếu người có hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần so với mức phạt đối với cá nhân.
Trả lương cho người lao động căn cứ vào đâu?
Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, trả lương cho người lao động căn cứ vào:
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
- Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 140 nhiệm vụ triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57? Toàn văn Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị?
- Người điều khiển xe gắn máy không có còi từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Mẫu giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến người bệnh đột xuất? Hướng dẫn thủ tục chuyển tuyến mới nhất?
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182?
- Cách tra cứu tờ khai thuế môn bài đã nộp? Hướng dẫn tra cứu tờ khai thuế môn bài trên Thuế điện tử?