Doanh nghiệp trong nước thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài khi bị thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài có phải nộp lại bản gốc không?
- Doanh nghiệp trong nước thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài khi bị thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài có phải nộp lại bản gốc không?
- Mẫu quyết định thu hồi Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước là mẫu nào?
- Thời hạn của Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài có phải là thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không?
Doanh nghiệp trong nước thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài khi bị thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài có phải nộp lại bản gốc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 20/2015/TT-NHNN về thu hồi Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài:
Thu hồi Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép của tổ chức.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thu hồi Giấy phép của tổ chức từ người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, Vụ Quản lý ngoại hối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) của tổ chức theo Phụ lục số 06 đính kèm Thông tư này.
Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) của tổ chức hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) có hiệu lực thi hành.
3. Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản thu hồi Giấy phép, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) cho tổ chức để thực hiện; Sao gửi văn bản thu hồi Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức có trụ sở chính và tổ chức tín dụng được phép để phối hợp quản lý, theo dõi.
4. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định thu hồi có hiệu lực, tổ chức có trách nhiệm:
a) Đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản về nước;
b) Báo cáo việc đóng tài khoản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối), đồng thời sao gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở chính;
c) Nộp lại bản gốc Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
Như vậu, đối với doanh nghiệp trong nước thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài khi bị thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài thì trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định thu hồi có hiệu lực Doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy phép cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
Lưu ý: trong trường hợp doanh nghiệp có các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài thì cũng phải nộp lại các quyết định này cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
Doanh nghiệp trong nước thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài khi bị thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài có phải nộp lại bản gốc không? (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định thu hồi Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước là mẫu nào?
Mẫu quyết định thu hồi Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước được quy định tại Phụ lục số 06 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-NHNN.
Tải về Mẫu quyết định thu hồi Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
Thời hạn của Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài có phải là thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2015/TT-NHNN thì thời hạn của Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài là thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
Lưu ý: thời hạn của Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài được xem xét căn cứ vào:
(1) Thời hạn hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép tổ chức được thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Trong trường hợp văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép tổ chức được thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài không quy định thời hạn hiệu lực, thời hạn của Giấy phép tối đa không quá 03 (ba) năm kể từ ngày cấp Giấy phép; hoặc
(2) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng vay nước ngoài giữa bên đi vay nước ngoài và bên cho vay nước ngoài; hoặc
(3) Thời hạn thực hiện các cam kết, thỏa thuận hoặc thời hạn hiệu lực của hợp đồng với bên nước ngoài; hoặc
(4) Thời hạn tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài; hoặc
(5) Thời hạn tại văn bản của cơ quan thẩm quyền của nước sở tại cho phép thành lập và hoạt động tạm thời đối với tổ chức mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài không cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tạm thời, thời hạn của Giấy phép là 01 (một) năm kể từ ngày cấp Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?