Doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên dịch vụ mình quản lý chậm nhất là bao lâu khi có yêu cầu?
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm những thông tin nào?
- Doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên dịch vụ mình quản lý chậm nhất là bao lâu khi có yêu cầu?
- Nội dung nghiên cứu, phát triển an ninh mạng có bao gồm việc xác định nguồn gốc của thông tin được truyền đưa trên không gian mạng hay không?
Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm những thông tin nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 thì thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
- Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
- Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì các cá nhân đều có quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên dịch vụ mình quản lý chậm nhất là bao lâu khi có yêu cầu?
Doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên dịch vụ mình quản lý chậm nhất là bao lâu khi có yêu cầu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng cụ thể như sau:
Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do mình trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Nội dung nghiên cứu, phát triển an ninh mạng có bao gồm việc xác định nguồn gốc của thông tin được truyền đưa trên không gian mạng hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 27 Luật An ninh mạng 2018 về nghiên cứu, phát triển an ninh mạng như sau:
Nghiên cứu, phát triển an ninh mạng
1. Nội dung nghiên cứu, phát triển an ninh mạng bao gồm:
a) Xây dựng hệ thống phần mềm, trang thiết bị bảo vệ an ninh mạng;
b) Phương pháp thẩm định phần mềm, trang thiết bị bảo vệ an ninh mạng đạt chuẩn và hạn chế tồn tại điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, phần mềm độc hại;
c) Phương pháp kiểm tra phần cứng, phần mềm được cung cấp thực hiện đúng chức năng;
d) Phương pháp bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; khả năng bảo mật khi truyền đưa thông tin trên không gian mạng;
đ) Xác định nguồn gốc của thông tin được truyền đưa trên không gian mạng;
e) Giải quyết nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
g) Xây dựng thao trường mạng, môi trường thử nghiệm an ninh mạng;
h) Sáng kiến kỹ thuật nâng cao nhận thức, kỹ năng về an ninh mạng;
i) Dự báo an ninh mạng;
k) Nghiên cứu thực tiễn, phát triển lý luận an ninh mạng.
Như vậy, nội dung nghiên cứu, phát triển an ninh mạng bao gồm việc xác định nguồn gốc của thông tin được truyền đưa trên không gian mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?