Doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
- Dịch vụ kiểm toán có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
- Doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh là bao lâu?
Dịch vụ kiểm toán có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
...
Đối chiếu Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì dịch vụ kiểm toán là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
(Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Báo cáo không đầy đủ nội dung, không chính xác theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
...
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?