Doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có phải thực hiện việc ký quỹ không?
- Doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có phải thực hiện việc ký quỹ không?
- Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được quy định ra sao?
- Tiền ký quỹ của doanh nghiệp môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng tại ngân hàng được quản lý như thế nào?
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có phải thực hiện việc ký quỹ không?
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có phải thực hiện việc ký quỹ không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ
1. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được gửi tại ngân hàng và chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng và bảo đảm mức ký quỹ theo quy định.
2. Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật này, tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động chưa thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại thời điểm chuyển giao; sau khi trừ phí dịch vụ ngân hàng, nếu tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức ký quỹ, việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ và trường hợp doanh nghiệp dịch vụ giải thể, bị thu hồi hoặc nộp lại Giấy phép.
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ, cụ thể là dịch vụ môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài sẽ phải nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động làm việc tại nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đóng cửa hoặc phá sản.
Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về mức ký quỹ của doanh nghiệp như sau:
Mức ký quỹ
1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngân hàng nhận ký quỹ).
2. Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ.
Như vậy, đối với doanh nghiệp trực tiếp giao kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thì mức ký quỹ là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) và được gửi tại ngân hàng nhận ký quỹ.
Trường hợp doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài thì phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng/ 01 chi nhánh.
Theo thông tin anh cung cấp, công ty anh hoạt động trong lĩnh vực cung ứng người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Do đó doanh nghiệp của anh cần có tài sản đảm bảo dưới dạng ký quỹ tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp công ty anh có chi nhánh và được ủy quyền thực hiện dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài thì phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng trên mỗi chi nhánh.
Tiền ký quỹ của doanh nghiệp môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng tại ngân hàng được quản lý như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 112/2021/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về mức ký quỹ của doanh nghiệp như sau:
Quản lý tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ ký kết hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung sau: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ theo thỏa thuận; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của doanh nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tiền ký quỹ được ngân hàng nhận ký quỹ phong tỏa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, thông tinh ký quỹ cơ bản sẽ gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp ký quỹ; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ và các nội dung liên quan khác.
Đồng thời ngân hàng sẽ có trách nhiệm phong tỏa ký quỹ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?