Doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhưng không báo cáo cho Quản tài viên thì bị xử phạt thế nào?
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp phải báo cáo Quản tài viên khi thực hiện những hoạt động nào?
- Doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhưng không báo cáo cho Quản tài viên thì bị xử phạt thế nào?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhưng không báo cáo cho Quản tài viên không?
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp phải báo cáo Quản tài viên khi thực hiện những hoạt động nào?
Theo khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014 quy định về giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Theo đó, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp phải báo cáo Quản tài viên khi thực hiện những hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 49 nêu trên.
Trong đó có hoạt động thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thủ tục phá sản (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhưng không báo cáo cho Quản tài viên thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 72 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhưng không báo cáo cho Quản tài viên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhưng không báo cáo cho Quản tài viên không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Như vậy, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản không có quyền xử phạt doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhưng không báo cáo cho Quản tài viên .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
- Vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có quyền quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và tham gia xét xử vụ án dân sự không?