Doanh nghiệp tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp khi tạm hoãn công bố thông tin phải thực hiện báo cáo và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp như thế nào?
- Doanh nghiệp tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thể bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước không?
Doanh nghiệp khi tạm hoãn công bố thông tin phải thực hiện báo cáo và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về tạm hoãn công bố thông tin như sau:
Tạm hoãn công bố thông tin.
1. Doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc tạm hoãn công bố thông tin trong trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc cần sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối những nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc tạm hoãn công bố thông tin và thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp việc tạm hoãn công bố thông tin, đồng thời phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục hoặc sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
Theo đó, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc tạm hoãn công bố thông tin trong trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc cần sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối những nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc tạm hoãn công bố thông tin và thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp việc tạm hoãn công bố thông tin, đồng thời phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục hoặc sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
Doanh nghiệp tạm hoãn công bố thông tin (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 61 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước như sau:
Vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
d) Tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn hoặc không gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc báo cáo, thông báo thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
...
Lưu ý, tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
...
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, hành vi tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn hoặc không gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc báo cáo lý do của việc tạm hoãn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có các quyền cụ thể nêu trên. Trong đó, có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Như vậy, hành vi tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc báo cáo lý do của việc tạm hoãn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ gửi hồ sơ đề nghị công nhận chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam? Đối tượng nào được sử dụng chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài?
- Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Có chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi?
- Mẫu biên bản xác nhận thất lạc thiết bị lưu khóa bí mật? Biên bản xác nhận thất lạc thiết bị lưu khóa bí mật là gì?
- Mẫu Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng? Hướng dẫn xác định chi phí trực tiếp trong chi phí xây dựng?
- Ngân hàng thương mại khai trương hoạt động văn phòng đại diện ở trong nước cần phải gửi văn bản đến cơ quan nào?