Doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức nào? Doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn vốn nào?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức sau đây:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; mở văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài;
b) Mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức các hình thức sau đây:
- Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; mở văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài;
- Mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm được sử dụng các nguồn vốn nào để thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài? (hình từ internet)
Doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn vốn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đầu tư ra nước ngoài
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn sau đây:
a) Phần vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
b) Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm có quyền lợi liên kết với các chỉ số đầu tư của nước ngoài và phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm được giao kết với các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài.
3. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ các quy định chung về đầu tư quy định tại Điều 99 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Thực hiện dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đó;
d) Thực hiện quản lý và theo dõi tách biệt nguồn vốn đầu tư, tài sản đầu tư, doanh thu, chi phí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
đ) Không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
...
Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm được sử dụng các nguồn vốn sau đây để đầu tư ra nước ngoài:
- Phần vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
- Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm có quyền lợi liên kết với các chỉ số đầu tư của nước ngoài và phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm được giao kết với các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng điều kiện:
(1) Thuộc đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại pháp luật đầu tư và pháp luật về quản lý ngoại hối.
(2) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ;
- Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 37 Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán tại thời điểm nộp báo cáo gần nhất;
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
(3) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
(4) Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Lưu ý: Ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 47 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?