Doanh nghiệp so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác thì có bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không?
- Doanh nghiệp so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác thì có bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không?
- Doanh nghiệp có hành vi so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xử phạt người so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung không?
Doanh nghiệp so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác thì có bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không?
So sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác thì có bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không, thì theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 45 Luật Canh tranh 2018 như sau:
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Như vậy, theo quy định trên thì so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
So sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác thì có bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có hành vi so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
Tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
…
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có hành vi so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì mức phạt gấp 02 lần.
Ngoài ra thì còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm trên.
Và buộc cải chính công khai; loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xử phạt người so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung không?
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xử phạt người so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung không, thì theo quy định tại tại Điều 26 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
5. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về cạnh tranh
…
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
d) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt người so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?