Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn khi có bao nhiêu người lao động? Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:
"Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động."
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp dù đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đều phải đóng kinh phí công đoàn.
Đồng thời, cũng theo quy định này thì chỉ cần doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư thì đều phải đóng kinh phí công đoàn, không phân biệt doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động.
Do đó, dù doanh nghiệp bạn có ít người lao động thì vẫn phải đóng kinh phí công đoàn bạn nhé.
Kinh phí công đoàn
Tải trọn bộ các văn bản về kinh phí công đoàn: Tải về
Mức đóng kinh phí công đoàn theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:
"Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân."
Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn hiện nay là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Lưu ý: Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn cụ thể như sau:
"Điều 38. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy từng trường hợp vi phạm về kinh phí công đoàn, doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo như quy định nêu trên.
Nếu doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng thì có thể sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng (đối với tổ chức).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục? Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục?
- HDSD voucher 500.000 đồng tại chotet congdoan vn? Đoàn viên ngoài danh sách 200.000 đoàn viên thì có được mua hàng?