Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải công khai khoản tiền đặt cọc để thanh toán tổn thất trong tương lai khi nào?
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm là gì?
Theo Mục 5 Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Hợp đồng tái bảo hiểm: Là hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát hành để bồi thường cho doanh nghiệp nhượng tái đối với những tổn thất của một hay nhiều hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái phát hành.
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm: Là doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển giao rủi ro bằng hình thức tái bảo hiểm.
Rủi ro bảo hiểm: Là những rủi ro ngoài rủi ro tài chính được chuyển từ chủ hợp đồng bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm.
...
Theo đó, doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển giao rủi ro bằng hình thức tái bảo hiểm.
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải công khai khoản tiền đặt cọc để thanh toán tổn thất trong tương lai khi nào? (hình từ internet)
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải công khai khoản tiền đặt cọc để thanh toán tổn thất trong tương lai khi nào?
Căn cứ Mục 10 Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
Công khai khoản tiền đặt cọc
...
10. Ví dụ trường hợp các chính sách kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu phải ghi nhận tất cả nghĩa vụ phát sinh từ khoản tiền đặt cọc:
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm nhận khoản tiền đặt cọc để thanh toán tổn thất trong tương lai từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhưng theo hợp đồng thì doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đặt cọc này trong những năm tới. Nếu chính sách kế toán của doanh nghiệp nhượng tái cho phép họ ghi nhận khoản đặt cọc này là thu nhập, mà không ghi nhận là khoản phải trả thì bắt buộc phải công khai.
11. Để đáp ứng yêu cầu công khai báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng:
a) Chuẩn mực này đối với phần bảo hiểm;
b) Chuẩn mực "Công cụ tài chính" đối với khoản tiền đặt cọc.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm nhận khoản tiền đặt cọc để thanh toán tổn thất trong tương lai từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhưng theo hợp đồng thì doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đặt cọc này trong những năm tới.
Nếu chính sách kế toán của doanh nghiệp nhượng tái cho phép họ ghi nhận khoản đặt cọc này là thu nhập, mà không ghi nhận là khoản phải trả thì bắt buộc phải công khai.
Trường hợp nhượng tái bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trình bày những nội dung gì trong báo cáo tài chính?
Theo Mục 33 Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
Trình bày báo cáo tài chính
Giải thích các khoản được ghi nhận
32. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trình bày rõ ràng các thông tin giúp người sử dụng nhận biết và giải thích các số liệu phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm trong báo cáo tài chính.
33. Để tuân thủ quy định tại đoạn 32, doanh nghiệp bảo hiểm phải trình bày rõ ràng:
a) Các chính sách kế toán đối với các hợp đồng bảo hiểm và các tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu và chi phí có liên quan.
b) Tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu và chi phí được ghi nhận (và các luồng tiền nếu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp) phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp nhượng tái bảo hiểm, doanh nghiệp phải trình bày:
(i) Các khoản lãi hay lỗ được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm;
(ii) Nếu doanh nghiệp nhượng tái giữ lại và phân bổ dần các khoản lãi hay lỗ phát sinh từ nhượng tái bảo hiểm, thì phải trình bày khoản phân bổ trong kỳ và khoản chờ phân bổ vào đầu và cuối kỳ.
c) Quy trình được sử dụng để xác định những giả định có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc đánh giá các khoản được ghi nhận như đã nêu trong đoạn (33/b). Trường hợp có thể, doanh nghiệp bảo hiểm nên trình bày số liệu liên quan đến các giả định này.
d) Ảnh hưởng của những thay đổi trong các giả định được sử dụng để đánh giá các tài sản bảo hiểm và các khoản nợ bảo hiểm, trình bày riêng những ảnh hưởng của từng sự thay đổi mà có ảnh hưởng trọng yếu lên các báo cáo tài chính.
e) Đối chiếu các thay đổi của các khoản nợ bảo hiểm, các tài sản liên quan đến tái bảo hiểm, và các chi phí khai thác có liên quan chờ phân bổ (nếu có).
Giá trị, thời gian và tính không chắc chắn của các luồng tiền trong tương lai của hợp đồng bảo hiểm
Như vậy, ngoài các nội dung nêu tại Chuẩn mực này, khi nhượng tái bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trình bày những nội dung sau trong báo cáo tài chính:
(i) Các khoản lãi hay lỗ được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm;
(ii) Nếu doanh nghiệp nhượng tái giữ lại và phân bổ dần các khoản lãi hay lỗ phát sinh từ nhượng tái bảo hiểm, thì phải trình bày khoản phân bổ trong kỳ và khoản chờ phân bổ vào đầu và cuối kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?