Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 39/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 45/2024/NĐ-CP về nguyên tắc cho vay trực tiếp như sau:
Nguyên tắc cho vay trực tiếp
1. Hoạt động cho vay của Quỹ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, phù hợp với quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của Quỹ phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận với Quỹ.
3. Đồng tiền cho vay, trả nợ là đồng Việt Nam.
4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của Quỹ đã hoàn trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) thì được Quỹ tiếp tục xem xét cho vay.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi:
- Doanh nghiệp đã hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn thỏa thuận với Quỹ.
- Trường hợp bất khả kháng có thể được xem xét và thỏa thuận với Quỹ về việc gia hạn hoặc điều chỉnh nợ vay.
Theo Điều 17 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì mức lãi suất cho vay trực tiếp được xác định như sau:
(1) Lãi suất cho vay trực tiếp bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại.
Mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở so sánh lãi suất cho vay của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định mức lãi suất cho vay trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thành viên.
(2) Hằng năm hoặc trong từng thời kỳ, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất trên, Hội đồng thành viên công bố mức lãi suất cho vay của Quỹ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay trực tiếp được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay trực tiếp được thực hiện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn trực tiếp, gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 16 Nghị định 39/2019/NĐ-CP.
Bước 2: Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị vay vốn tại trụ sở của Quỹ hoặc qua bưu điện.
Bước 3: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp nhận hồ sơ và tiến hành:
- Thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị vay vốn;
- Thẩm định tính khả thi của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và các điều kiện cho vay khác;
- Quyết định cho vay và thông báo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trường hợp từ chối cho vay, Quỹ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Lưu ý: Quỹ có trách nhiệm ban hành quy trình thẩm định, ra quyết định cho vay trực tiếp theo nguyên tắc đảm bảo phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên xem xét, quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cho vay để ra quyết định cho vay.
Quỹ có quyền thuê tư vấn độc lập hoặc thành lập Tổ tư vấn cho vay gồm nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia theo lĩnh vực chuyên môn để tư vấn cho vay.
Thỏa thuận cho vay trực tiếp giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì thỏa thuận cho vay giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và gồm các nội dung cơ bản sau:
(1) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
(2) Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đồng tiền cho vay, phương thức cho vay, giải ngân vốn vay, lãi suất cho vay, chuyển vốn vay, thu hồi lãi, gốc vốn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và dự phòng, xử lý rủi ro (nếu có), hiệu lực của thỏa thuận cho vay;
(3) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình cho vay;
Cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
Ngoài ra, ngoài các nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Nghị định 39/2019/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Đất đai mới nhất có dựa vào kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước?
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì? Việc lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện bao gồm những gì?
- Năm cá nhân số 2 năm 2025 có ý nghĩa như thế nào? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh theo Luật Đất đai mới nhất là gì?
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?