Doanh nghiệp nhỏ và vừa có được nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng khác nơi đặt trụ sở doanh nghiệp hay không?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới hình thức gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có được nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng khác nơi đặt trụ sở doanh nghiệp hay không?
- Thời gian để Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bao lâu?
Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới hình thức gì?
Theo Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chứng thư bảo lãnh
1. Bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh.
2. Nội dung của Chứng thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
b) Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
c) Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
đ) Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
g) Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
h) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
3. Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất cụ thể.
Theo đó, bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng (bên bảo lãnh) được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh và cần đảm bảo được các nội dung sau đây:
+ Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
+ Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
+ Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
+ Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
+ Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
+ Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
+ Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
Lưu ý: Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất cụ thể.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có được nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng khác nơi đặt trụ sở doanh nghiệp hay không?
Theo Điều 21 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng
1. Giấy đề nghị bảo lãnh tín dụng của bên được bảo lãnh.
2. Các văn bản, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn (nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở trên địa bàn) hoặc qua bưu điện.
4. Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều này.
Theo đó, căn cứ trên quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở thông qua 02 hình thức là nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo các nội dung sau:
+ Giấy đề nghị bảo lãnh tín dụng của bên được bảo lãnh;
+ Các văn bản, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 34/2018/NĐ-CP;
+ Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Thời gian để Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bao lâu?
Theo Điều 22 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng
1. Bên bảo lãnh có trách nhiệm thẩm định tính đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu do bên được bảo lãnh gửi đến; thực hiện thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và các điều kiện bảo lãnh khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Bên bảo lãnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy trình thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng.
3. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ, bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh. Quyết định bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Trường hợp từ chối không cấp bảo lãnh tín dụng, bên bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận cho bên được bảo lãnh.
Theo đó, khoản 3 Điều 22 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định Quỹ bảo lãnh tín dụng phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp lệ theo quy định.
Quyết định bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức cho vay và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trường hợp từ chối không cấp bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?