Doanh nghiệp nhập khẩu rượu mà không xin giấy phép phân phối rượu theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Phân phối rượu có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 thì kinh doanh rượu là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và phân phối rượu là một hình thức trong kinh doanh rượu. Do đó, phân phối rượu cũng được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Điều kiện phân phối rượu là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 16 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện phân phối rượu như sau:
“Điều 11. Điều kiện phân phối rượu
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.”
Phân phối rượu (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhập khẩu rượu mà không xin giấy phép phân phối rượu theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:
"Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này."
Và căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức tiền phạt như sau:
"4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân."
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, kinh doanh rượu thì cần xin giấy phép kinh doanh, tương tự để nhập khẩu rượu thì doanh nghiệp cũng cần phải xin giấy phép phân phối rượu.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định, không xin giấy phép phân phối rượu thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 15 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ từ 20 - 30 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?