Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm báo cáo những nội dung gì?
- Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm báo cáo những nội dung gì?
- Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp nhập khẩu cần những gì?
- Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện dán nhãn năng lượng như thế nào?
Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm báo cáo những nội dung gì?
Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm báo cáo những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:
Báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
1. Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ.
b) Chủng loại phương tiện, thiết bị; nước sản xuất và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
c) Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
d) Loại phương tiện, thiết bị có chứng chỉ về hiệu suất năng lượng đã được cấp tại nước sản xuất.
2. Sở Công thương tiếp nhận và tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủng loại, số lượng, nguồn gốc phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo đề nghị của Bộ Công thương.
4. Bộ Công thương hướng dẫn biểu mẫu báo cáo quy định tại Điều này.
Theo quy định trên, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
- Tên cơ sở, địa chỉ.
- Chủng loại phương tiện, thiết bị; nước sản xuất và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
- Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
- Loại phương tiện, thiết bị có chứng chỉ về hiệu suất năng lượng đã được cấp tại nước sản xuất.
Sở Công thương tiếp nhận và tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủng loại, số lượng, nguồn gốc phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo đề nghị của Bộ Công thương.
Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp nhập khẩu cần những gì?
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị
1. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
b) Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
c) Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
2. Bộ Công thương tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
3. Bộ Tài chính quy định đối với lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Đồng thời, tại Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định:
Đăng ký dán nhãn năng lượng
1. Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
c) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
d) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp nhập khẩu gồm:
- Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng cấp.
- Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Bộ Công thương tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
Bộ Tài chính quy định đối với lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện dán nhãn năng lượng như thế nào?
Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện dán nhãn năng lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:
Thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Nhãn năng lượng theo mẫu do Bộ Công thương quy định và được dán trên phương tiện, thiết bị.
2. Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
3. Trước 60 ngày làm việc, khi hiệu lực của Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hết hạn, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký chứng nhận lại. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu không được dán nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị mà Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị đó đã hết hiệu lực.
Theo quy định trên, nhãn năng lượng theo mẫu do Bộ Công thương quy định và được dán trên phương tiện, thiết bị.
Doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Trước 60 ngày làm việc, khi hiệu lực của Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hết hạn, doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký chứng nhận lại.
Lưu ý: Doanh nghiệp nhập khẩu không được dán nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị mà Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị đó đã hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?