Doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hay không?
- Doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh có được xem là thực hiện hoạt động hóa chất hay không?
- Doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hay không?
- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
- Trình tự, thủ tục thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh có được xem là thực hiện hoạt động hóa chất hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hóa chất 2007 về hoạt động như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
[...]
7. Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất."
Theo đó, việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu hóa chất được xem là một trong những hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hay không?
Doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất để kinh doanh có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
"Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
[...]
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động."
Từ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp bạn là chủ đầu tự dự án kinh doanh hóa chất mà trong đó có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng được quy định thì phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về nội dung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm:
"Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
[...]
3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 39 của Luật hóa chất."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 39 Luật Hóa chất 2007, nội dung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như sau:
"Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
2. Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
3. Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
4. Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
5. Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó, doanh nghiệp bạn sau khi xác định phải thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì cần đảm bảo xây dựng kế hoạch gồm đầy đủ những nội dung nêu trên.
Trình tự, thủ tục thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ các khoản 4, 5 và khoản 6 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như sau:
"Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
[...]
4. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.
5. Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 22 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm đ khoản 6 Điều này.
6. Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
c) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 7 Điều này;
d) Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu;
đ) Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho cơ quan thẩm định;
e) Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
g) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế."
Như vậy, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động hóa chất cần đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành với thực trạng nhập khảu, kinh doanh hóa chất ở doanh nghiệp mình để xác định có thuộc trường hợp phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất hay không.
Nếu có, cần xây dựng kế hoạch gồm những nội dung trên và tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định kế hoạch luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?