Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình giám sát có những quyền hạn nào? Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình giám sát có nghĩa vụ như thế nào?
Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình giám sát có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình giám sát như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong qúa trình giám sát
1. Quyền của doanh nghiệp
a) Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm làm căn cứ để giám sát, đánh giá kết quả quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp;
b) Đề nghị chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng quy chế giám sát đối với doanh nghiệp; từ chối các cuộc kiểm tra không đúng quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị hoặc khiếu nại với cơ quan thực hiện giám sát về những kết luận giám sát, đánh giá và những giải pháp do các cơ quan này nêu ra nếu thấy không phù hợp và ảnh hưởng tới kết quả đánh giá hoặc hoạt động của doanh nghiệp;
d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách, chế độ bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả hoạt động;
đ) Thuê các tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán độc lập để thực hiện chức năng tự giám sát;
e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhà nước trong quá trình giám sát có những quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm làm căn cứ để giám sát, đánh giá kết quả quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp;
- Đề nghị chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng quy chế giám sát đối với doanh nghiệp; từ chối các cuộc kiểm tra không đúng quy định của pháp luật;
- Kiến nghị hoặc khiếu nại với cơ quan thực hiện giám sát về những kết luận giám sát, đánh giá và những giải pháp do các cơ quan này nêu ra nếu thấy không phù hợp và ảnh hưởng tới kết quả đánh giá hoặc hoạt động của doanh nghiệp;
- Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách, chế độ bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả hoạt động;
- Thuê các tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán độc lập để thực hiện chức năng tự giám sát;
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình giám sát có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình giám sát như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong qúa trình giám sát
…
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
a) Giải trình quá trình hoạt động, công tác quản lý tài chính và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp trung thực, đầy đủ, kịp thời cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước các thông tin kinh tế, tài chính, chỉ tiêu kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành phục vụ cho việc giám sát của các cơ quan này. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giám sát của chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước;
b) Chấp hành các yêu cầu, kết luận giám sát cuối cùng của chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước và báo cáo tình hình thực hiện các yêu cầu, kết luận đó;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình giám sát có nghĩa vụ sau:
- Giải trình quá trình hoạt động, công tác quản lý tài chính và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp trung thực, đầy đủ, kịp thời cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước các thông tin kinh tế, tài chính, chỉ tiêu kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành phục vụ cho việc giám sát của các cơ quan này. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giám sát của chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước;
- Chấp hành các yêu cầu, kết luận giám sát cuối cùng của chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước và báo cáo tình hình thực hiện các yêu cầu, kết luận đó;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động giám sát như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động giám sát
1. Tiếp nhận các báo cáo, ý kiến của doanh nghiệp phản ánh về chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp; tổ chức khảo sát, đánh giá về tác động của chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
2. Tổ chức giám sát doanh nghiệp theo chức năng và nhiệm vụ của mình, hướng dẫn doanh nghiệp hiểu và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Yêu cầu doanh nghiệp khắc phục kịp thời những thiếu sót, tồn tại, thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4. Thông qua kết quả giám sát để sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ đối với doanh nghiệp.
5. Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện và sự tác động của chính sách, pháp luật nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
6. Giữ bí mật thông tin của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tiếp nhận các báo cáo, ý kiến của doanh nghiệp phản ánh về chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp; tổ chức khảo sát, đánh giá về tác động của chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Tổ chức giám sát doanh nghiệp theo chức năng và nhiệm vụ của mình, hướng dẫn doanh nghiệp hiểu và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Yêu cầu doanh nghiệp khắc phục kịp thời những thiếu sót, tồn tại, thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Thông qua kết quả giám sát để sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ đối với doanh nghiệp.
- Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện và sự tác động của chính sách, pháp luật nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
- Giữ bí mật thông tin của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?