Doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi thực hiện trích và nguồn trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi thế nào?
- Doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi thực hiện bù đắp chi phí quản lý, khai thác thế nào?
- Trong các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước có các nguồn tài chính nào?
- Doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi thực hiện trích và nguồn trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi thế nào?
Doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi thực hiện bù đắp chi phí quản lý, khai thác thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 73/2018/TT-BTC có quy định doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi sử dụng nguồn tài chính để bù đắp chi phí quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
(1) Chi cho công tác vận hành
- Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của người lao động do doanh nghiệp trực tiếp trả lương;
- Chi nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị;
- Chi tiền điện để bơm cấp nước, tưới nước, tiêu nước (bao gồm cả tiền điện bơm nước chống úng, chống hạn trong định mức và vượt định mức);
- Chi trả tạo nguồn nước;
- Chi cho công tác bảo hộ, an toàn lao động (nếu có); bảo vệ công trình thủy lợi, phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn (bao gồm cả trong điều kiện thời tiết bình thường và thiên tai).
(2) Chi bảo trì công trình thủy lợi bao gồm: chi phí kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, sửa chữa thường xuyên, định kỳ tài sản. Các chi phí này không làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
(3) Chi khấu hao tài sản cố định
Việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 78/2018/BTC và các quy định hiện hành.
(4) Chi quản lý doanh nghiệp
- Chi cho công tác quản lý doanh nghiệp như: Văn phòng phẩm, nguyên nhiên vật liệu dùng để sửa chữa tài sản, công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng trong công tác quản lý, chi phí đàm thoại vận hành bằng hệ thống máy vi tính để điều hành nước phục vụ sản xuất;
- Chi đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ thủy lợi;
- Chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định) được phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, chi lao động nữ, khám bệnh định kỳ hàng năm, nộp phí tham gia hội nghị, trợ cấp thôi việc, chi phí kiểm toán...;
- Chi cho công tác thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các đối tượng phải thu, thu tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác;
- Chi dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, tổn thất đầu tư dài hạn, nợ phải thu khó đòi, các khoản dự phòng khác được pháp luật quy định;
- Các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định của pháp luật như: tiền thuế đất, thuê đất, phí trước bạ....
(5) Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Chi tài chính;
- Chi cấp phép khai thác sử dụng nước mặt, chi phí khai thác sử dụng tài nguyên nước, chi phí lập quy trình vận hành công trình thủy lợi, chi phí xây dựng phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phòng chống lũ lụt vùng hạ du, chi phí xây dựng quy trình bảo trì công trình thủy lợi, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đo đạc, kiểm định đánh giá an toàn công trình (trong trường hợp chưa có nguồn khác đảm bảo);
- Các khoản chi khác như: Vớt rác, nạo vét bể hút trạm bơm, giải tỏa bèo rác, vật cản...
Khai thác công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trong các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước có các nguồn tài chính nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 73/2018/TT-BTC thì trong các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước có 02 nguồn tài chính như sau:
(1) Nguồn thu từ hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ, công ích thủy lợi và hỗ trợ tài chính của nhà nước
- Căn cứ xác định nguồn thu bao gồm: Biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng; hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi ký kết theo quy định tại Điều 32 Luật Thủy lợi 2017 xác định khối lượng sản phẩm được nghiệm thu và giá sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định; quyết định trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tài chính của cơ quan có thẩm quyền và các hồ sơ cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu được tính vào doanh thu của doanh nghiệp gồm:
+ Nguồn thu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị khai thác công trình thủy lợi để chi trả cho việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Thủy lợi 2017;
+ Nguồn thu từ việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các đối tượng không được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải nộp cho đơn vị khai thác công trình thủy lợi;
+ Nguồn thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định như các khoản kinh phí trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định.
(2) Nguồn thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác; thu nhập tài chính khác và khoản thu từ các hoạt động kinh doanh khác được tính vào doanh thu và thu nhập khác gồm:
- Nguồn thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Thủy lợi 2017;
- Nguồn thu từ thu nhập từ hoạt động tài chính: Lãi tiền gửi ngân hàng, thu do cho thuê tài chính, thu do liên doanh, liên kết...;
- Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh khác các nguồn nêu trên.
Doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi thực hiện trích và nguồn trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 73/2018/TT-BTC thì các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi được thực hiện trích và nguồn trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi như sau:
* Doanh nghiệp thực hiện hình thức giao nhiệm vụ không sử dụng kinh phí hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích để trích 02 quỹ khen thưởng phúc lợi; căn cứ kết quả xếp loại doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện trích lập theo quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP và được hỗ trợ một phần kinh phí trích lập quỹ theo khả năng ngân sách:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trung ương;
- Ngân sách địa phương hỗ trợ cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi địa phương;
* Doanh nghiệp thực hiện theo hình thức đấu thầu, đặt hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, căn cứ kết quả tài chính của doanh nghiệp và kết quả xếp loại doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện trích lập 02 quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?