Doanh nghiệp nhà nước có được dùng quỹ phúc lợi tổ chức cho người lao động đi tham quan nước ngoài không?
- Doanh nghiệp nhà nước trích quỹ phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp như thế nào?
- Doanh nghiệp nhà nước có được dùng quỹ phúc lợi tổ chức cho người lao động đi tham quan nước ngoài không?
- Doanh nghiệp nhà nước thực hiện quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp như thế nào?
Doanh nghiệp nhà nước trích quỹ phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp như thế nào?
Tại Điều 31 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định đối với doanh nghiệp nhà nước cụ thể là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản:
- Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định.
Được phân phối theo thứ tự như sau:
- Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
+ Doanh nghiệp xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
+ Doanh nghiệp xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
+ Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên
Lưu ý: Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định thì doanh nghiệp được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào Quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.
Doanh nghiệp nhà nước có được dùng quỹ phúc lợi tổ chức cho người lao động đi tham quan nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhà nước có được dùng quỹ phúc lợi tổ chức cho người lao động đi tham quan nước ngoài không?
Nội dung trên được quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Quản lý và sử dụng các quỹ
...
4. Quỹ phúc lợi được dùng để:
a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.
b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.
c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
đ) Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.
Như vậy, việc dùng quỹ phúc lợi tổ chức cho người lao động đi tham quan nước ngoài không có vi phạm theo quy định pháp luật nêu trên.
Doanh nghiệp nhà nước thực hiện quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) có nêu nội dung về quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp như sau:
Quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của doanh nghiệp
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Toàn bộ doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
3. Doanh thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Việc xác định doanh thu, thu nhập và chi phí để xác định nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?