Doanh nghiệp muốn được vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Doanh nghiệp muốn được vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với doanh nghiệp được quy định thế nào?
- Hồ sơ thẩm định việc cho vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với doanh nghiệp gồm những gì?
Doanh nghiệp muốn được vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện được vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ được quy định tại Điều 20 Nghị định 97/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện được vay lại
Điều kiện được vay lại đối với Ủy ban nhân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định như sau:
Điều kiện được vay lại
...
3. Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;
đ) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
g) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp muốn được vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
(2) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
(3) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định;
(4) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;
(5) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(6) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
(7) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp muốn được vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ thì cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với doanh nghiệp được quy định thế nào?
Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ được quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 97/2018/NĐ-CP như sau:
Tỷ lệ cho vay lại
...
3. Tỷ lệ cho vay lại đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư, nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Áp dụng tỷ lệ cho vay lại:
a) Tỷ lệ cho vay lại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này áp dụng đối với các nghĩa vụ nợ gốc theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Đối với các nghĩa vụ trả nợ bao gồm phí thu xếp vốn, phí quản lý, phí cam kết, lãi phạt chậm trả, phí trả nợ trước hạn và các chi phí khác phát sinh tính trên toàn bộ số vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư cho dự án, bên vay lại bố trí từ nguồn vốn của bên vay lại để chi trả.
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại toàn bộ vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ sử dụng cho dự án đầu tư, nhưng không được vượt quá 70% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ thẩm định việc cho vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với doanh nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ thẩm định việc cho vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 97/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ thẩm định
...
2. Hồ sơ thẩm định đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư;
b) Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt đầu tư dự án;
c) Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ; phương án bố trí vốn chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp), vốn đối ứng; phương án bảo đảm tiền vay và hồ sơ liên quan đến phương án bảo đảm tiền vay; phương án quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án được người quyết định đầu tư phê duyệt;
d) Báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán của 03 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thẩm định, báo cáo tình hình vay trả nợ, dư nợ của bên vay lại.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ thẩm định việc cho vay lại vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với doanh nghiệp bao gồm:
(1) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư;
(2) Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt đầu tư dự án;
(3) Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ;
Phương án bố trí vốn chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp), vốn đối ứng;
Phương án bảo đảm tiền vay và hồ sơ liên quan đến phương án bảo đảm tiền vay;
Phương án quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;
Hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án được người quyết định đầu tư phê duyệt;
(4) Báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán của 03 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thẩm định, báo cáo tình hình vay trả nợ, dư nợ của bên vay lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?