Doanh nghiệp muốn cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự thì hồ sơ đề nghị gồm những gì?
- Doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự thì hồ sơ đề nghị gồm những gì?
- Doanh nghiệp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự thì phải nộp ở cơ quan nào?
- Tổ chức kiểm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự trong bao lâu?
Doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự thì hồ sơ đề nghị gồm những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục III Thông tư 08/2008/TT-BNV, có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự được lập thành 03 bộ. Mỗi bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự theo Mẫu 01 - Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, hoặc Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự theo Mẫu 02 - Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức;
c) Bản sao, bản dịch tiếng Việt hợp lệ tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, bao gồm: tài liệu xuất xứ sản phẩm, đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm, tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, phương pháp thử nghiệm (nếu có) giải pháp nghiệp vụ, thuyết minh kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn sử dụng, ảnh chụp bên ngoài của sản phẩm, phần mềm và tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng và tài liệu khác có liên quan.
Đối với sản phẩm mật mã dân sự đã có kết quả kiểm định, đánh giá của các tổ chức trong nước hoặc các tổ chức nước ngoài thì nộp bản sao và bản dịch tiếng Việt hợp lệ kết quả kiểm định, đánh giá của sản phẩm.
d) Sản phẩm mẫu
(Sau quá trình đánh giá, chứng nhận, sản phẩm mẫu được lưu tại Cơ quan chứng nhận. Đối với sản phẩm mẫu là sản phẩm phần cứng, khi tổ chức, cá nhân xin cấp chứng nhận có yêu cầu nhận lại, Cơ quan chứng nhận sẽ trả lại cho tổ chức, cá nhân đó; sản phẩm mẫu khi trả lại phải được Cơ quan chứng nhận niêm xi và lập biên bản bàn giao.)
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự thì hồ sơ đề nghị gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự hoặc Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức;
- Bản sao, bản dịch tiếng Việt hợp lệ tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, bao gồm: tài liệu xuất xứ sản phẩm, đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm, tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, phương pháp thử nghiệm (nếu có) giải pháp nghiệp vụ, thuyết minh kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn sử dụng, ảnh chụp bên ngoài của sản phẩm, phần mềm và tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng và tài liệu khác có liên quan.
- Nếu sản phẩm mật mã dân sự đã có kết quả kiểm định, đánh giá của các tổ chức trong nước hoặc các tổ chức nước ngoài thì nộp bản sao và bản dịch tiếng Việt hợp lệ kết quả kiểm định, đánh giá của sản phẩm
- Sản phẩm mẫu.
Sản phẩm mật mã dân sự (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự thì phải nộp ở cơ quan nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục III Thông tư 08/2008/TT-BNV, có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về địa chỉ:
Trung tâm Bảo mật thông tin kinh tế xã hội - Ban Cơ yếu Chính phủ - Bộ Nội vụ.
Địa chỉ: 62 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại/fax: 04-3775.6896
E-mail: info@bis.gov.vn
Như vậy, theo quy định trên thì Doanh nghiệp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự thì phải nộp ở Trung tâm Bảo mật thông tin kinh tế xã hội - Ban Cơ yếu Chính phủ - Bộ Nội vụ, có thể nộp trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện.
Tổ chức kiểm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự trong bao lâu?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục III Thông tư 08/2008/TT-BNV, có quy định như sau:
Thời hạn kiểm định, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chứng nhận chuyển hồ sơ cho tổ chức kiểm định. Tổ chức kiểm định có trách nhiệm kiểm định, đánh giá sản phẩm và gửi báo cáo kết quả cho Cơ quan chứng nhận trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức kiểm định, Cơ quan chứng nhận xem xét, cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cấp, Cơ quan chứng nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Trường hợp đặc biệt, thời gian kiểm định, đánh giá, cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự được gia hạn thêm nhưng không quá 6 tháng. Cơ quan chứng nhận có trách nhiệm thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức kiểm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?