Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng hay không?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì?
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam là gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng hay không?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quyền gì trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ gì trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì?
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng hay không? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam là gì?
Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam được quy định tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:
- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập
+ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020;
+Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ.
- Điều kiện về vốn
+ Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
+ Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
- Điều kiện về nhân sự
Phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
- Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định Luật Doanh nghiệp 2020.
- Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Như vậy, để thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng như sau:
Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
1. Tổ chức, cá nhân được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
b) Đại lý bảo hiểm;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
....
Căn cứ nội dung trên, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng.
Theo đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được chủ động lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng.
Ngoài ra, khi thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải chịu trách nhiệm với bên mua bảo hiểm nếu hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
Do đó, bạn có thể nghiên cứu để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với pháp luật.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quyền gì trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Tại khoản 1 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:
- Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
- Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ gì trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể sau đây:
- Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp.
Trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra;
- Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?