Doanh nghiệp Lào muốn mở cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Doanh nghiệp Lào muốn mở cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM, có quy định về điều kiện để được cấp Giấy phép mở cửa hàng như sau:
Điều kiện để được cấp Giấy phép mở cửa hàng
Doanh nghiệp Lào muốn được mở Cửa hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật của Lào;
2. Được sự chấp thuận của Bộ Thương mại Lào;
3. Được Bộ Thương mại Việt Nam cấp Giấy phép mở Cửa hàng.
Như vậy, doanh nghiệp Lào muốn mở cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật của Lào;
- Được sự chấp thuận của Bộ Thương mại Lào;
- Được Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thương) cấp Giấy phép mở Cửa hàng.
Cửa hàng hàng hóa (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp Lào muốn mở cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM quy định về hồ sơ xin cấp Giấy phép như sau :
Hồ sơ xin cấp Giấy phép
Hồ sơ xin cấp Giấy phép mở Cửa hàng gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy phép mở Cửa hàng do người đứng đầu doanh nghiẹp Lào ký (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này).
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Lào được cơ quan có thẩm quyền ở Lào chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt những giấy tờ nói trên được cơ quan công chứng của Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Lào chứng thực.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại Lào.
Như vậy, theo quy định trên thì Doanh nghiệp Lào muốn mở cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ gồm :
- Đơn xin cấp Giấy phép mở Cửa hàng do người đứng đầu doanh nghiẹp Lào ký theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM.
Tải mẫu Đơn xin cấp Giấy phép mở Cửa hàng tại đây: Tải về.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Lào được cơ quan có thẩm quyền ở Lào chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt những giấy tờ nói trên được cơ quan công chứng của Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Lào chứng thực.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại Lào.
Doanh nghiệp Lào nộp hồ sơ xin cấp giấy phép mở cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì trong bao lâu là được cấp Giấy phép?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM, có quy định về việc cấp Giấy phép như sau:
Việc cấp Giấy phép mở Cửa hàng
1. Bộ thương mại xem xét, cấp Giấy phép mở Cửa hàng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này).
Trong trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thương mại có văn bản trả lời cho doanh nghiệp nêu rõ lý do, trong thời hạn nói trên.
2. Giấy phép mở Cửa hàng đồng thời có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được Bộ Thương mại sao gửi đến Sở Thương mại, Sở Tài chính nơi doanh nghiệp Lào mở Cửa hàng.
Như vậy, doanh nghiệp Lào nộp hồ sơ xin cấp giấy phép mở cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thương) xem xét, cấp Giấy phép mở Cửa hàng.
Cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM quy định về quyền và nghĩa vụ của cửa hàng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Cửa hàng
1. Cửa hàng có các quyền sau:
a- Thực hiện việc bán hàng thu tiền Việt Nam theo quy định trong Giấy phép mở Cửa hàng;
b- Thuê trụ sở, địa điểm mở Cửa hàng, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Cửa hàng;
c- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Cửa hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d- Giao dịch, ký kết hợp đồng mua hàng từ Lào hoặc tại Việt Nam để giới thiệu và bán tại Cửa hàng phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong Giấy phép. Người được phép ký hợp đồng là người đứng đầu doanh nghiệp Lào hoặc người được người đứng đầu doanh nghiệp Lào uỷ quyền hợp lệ theo từng hợp đồng;
đ- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
e- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Cửa hàng và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g- Có con dấu mang tên Cửa hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cửa hàng có các nghĩa vụ sau:
a- Đăng ký, kê khai và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính Việt Nam chấp thuận.
c- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì có những nghĩa vụ sau:
- Đăng ký, kê khai và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính Việt Nam chấp thuận;
- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 01/2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế mới nhất thế nào? Toàn bộ Thông tư 01/2025 ra sao?
- Mẫu đơn đặt hàng tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay? Cần lưu ý điều gì khi lập đơn đặt hàng tiếng Anh?
- Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT năm 2025 xuống 8% từ 01/01/2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP?
- Toàn văn Nghị định 179 2024 chính sách thu hút trọng dụng người tài làm việc trong cơ quan nhà nước? Tải Nghị định 179 năm 2024?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn được xác định thế nào?