Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào?

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào? Câu hỏi của cô Thơm đến từ Bến Tre.

Phòng ngừa thiên tai trong giai đoạn thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường sắt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định việc phòng ngừa thiên tai trong giai đoạn thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường sắt như sau:

- Khi thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường sắt có thời gian kéo dài qua mùa lụt bão, trong phương án tổ chức thi công phải xét đến công tác phòng, chống thiên tai cho người, công trình chưa hoàn thiện, các công trình phụ trợ và trang thiết bị thi công bảo đảm an toàn.

- Phòng ngừa sự cố, thiên tai khi thiết kế tổ chức thi công và chuẩn bị thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường sắt:

+ Lán trại, nơi tập kết vật tư, thiết bị thi công phải có biện pháp gia cố; bảo đảm an toàn khi có sự cố, thiên tai xảy ra; hệ thống điện của công trường phải có biện pháp bảo đảm an toàn.

+ Tiến độ thi công phải được xây dựng hợp lý, đủ khả năng ứng phó khi sự cố, thiên tai xảy ra.

+ Phải có kế hoạch sơ tán người và tài sản; tổ chức lực lượng ứng cứu, thông tin liên lạc, dự phòng vật tư, trang thiết bị cần thiết để sẵn sàng ứng phó sự cố, thiên tai xảy ra trong quá trình thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường sắt.

- Phòng ngừa sự cố, thiên tai trong quá trình thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường sắt:

+ Thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, phương án tổ chức thi công và tiến độ thi công được phê duyệt.

+ Tuân thủ trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng theo quy định của pháp luật; bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

+ Thường xuyên khơi thông dòng chảy, hệ thống thoát nước công trình để hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra sự cố, thiên tai.

+ Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng phải được tập kết đúng nơi quy định và không được ảnh hưởng đến công tác phòng, chống sự cố, thiên tai của công trường thi công.

+ Khi thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người, phương tiện, thiết bị kiểm tra tình hình thực tế công trình; hạ thấp các máy móc, thiết bị trên cao; đưa các phương tiện, thiết bị dưới sông vào nơi khuất gió và neo chằng chắc chắn; thu dọn công trường gọn gàng, đưa máy móc, thiết bị thi công vào bãi tập kết; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để thực hiện phương án phòng chống thiên tai.

+ Phải thanh thải dòng chảy, dọn dẹp công trường trước khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Phòng ngừa thiên tai trong hoạt động vận tải đường sắt
Trước mùa mưa bão hàng năm, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai trong hoạt động vận tải đường sắt gồm:
1. Kế hoạch bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, hàng hóa khi có thiên tai xảy ra.
2. Phương án chuyển tải hành khách, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, thuốc chữa bệnh đối với tàu khách, bảo quản hàng hóa ở những khu vực dễ xảy ra gián đoạn giao thông vận tải đường sắt do ảnh hưởng của thiên tai như: Nơi mà thiên tai thường xuyên gây hư hỏng công trình đường sắt; khu vực đèo, dốc, hầm; khu vực hẻo lánh.
3. Biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường khu vực xung yếu, có nguy cơ gián đoạn giao thông vận tải đường sắt khi xảy ra thiên tai.

Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trước mùa mưa bão hàng năm.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào?

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào? (Hình từ Internet)

Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm như thế nào trong giai đoạn phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm như sau trong giai đoạn phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt:

- Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai theo kế hoạch, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và cứu nạn của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

- Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và các đơn vị có liên quan trong việc cập nhật kế hoạch phòng, chống thiên tai theo quy định.

- Tổng hợp kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm và điều chỉnh, cập nhật hàng năm do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng để báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.

Đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG SẮT
Kinh doanh vận tải đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Muốn vận chuyển hài cốt bằng đường sắt phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được vận chuyển thi hài, hài cốt không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Nếu kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hại thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được bồi thường không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có bắt buộc phải lập hóa đơn khi người thuê vận tải giao hàng hóa hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được ưu đãi lãi suất khi vay từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải có bao nhiêu người quản lý, điều hành doanh nghiệp?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vận tải có quyền thỏa thuận hình thức của hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường sắt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về số lượng nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý không?
Pháp luật
Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm làm gì?
Pháp luật
Quy định về vận tải hành lý bằng đường sắt như thế nào? Trường hợp phát hiện hành lý thuộc loại hàng bị cấm vận tải thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt có những hình thức nào? Trường hợp hành khách bị mất vé thì có lên tàu được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt
1,107 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt Kinh doanh vận tải đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường sắt Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào