Doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có bị xử phạt không?
- Doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có bị xử phạt không?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt đối với những trường hợp nào liên quan đến hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp?
- Trường hợp không thực hiện những sửa đổi, bổ sung, gia hạn cần thiết đối với giấy đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có bị xử phạt không?
Đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt bởi một số hành vi quy định tại khoản 5, khoản 7 và khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
"5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 9 Điều này.
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi chưa có xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bằng văn bản của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó;
...
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng;"
Trên đây là một số trường hợp bị xử phạt đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh mà vẫn tiến hành hoạt động trên thực tế. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5, mức phạt tiền áp dụng cho doanh nghiệp sẽ bằng 2 lần mức quy định nêu trên (căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt đối với những trường hợp nào liên quan đến hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp?
Căn cứ quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, một số mức phạt có thể áp dụng cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong những trường hợp vi phạm quy định liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm:
"6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật;
...
l) Không giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp;
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Không ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp hoặc hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không đáp ứng các điều kiện về hình thức khác theo quy định của pháp luật;
...
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
...
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;"
Như vậy, đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị phạt ít nhất là 30 triệu đồng và nhiều nhất là 100 triệu đồng.
Trường hợp không thực hiện những sửa đổi, bổ sung, gia hạn cần thiết đối với giấy đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đối với những trường hợp không thực hiện những sửa đổi, bổ sung, gia hạn cần thiết đối với giấy đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt cụ thể tại Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
"6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục thông báo trong trường hợp có thay đổi thông tin tại danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trong trường hợp pháp luật quy định;
...
p) Không thực hiện đúng quy định về thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
q) Không thông báo kịp thời cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trong trường hợp hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp có trục trặc;
..."
Như vậy, trường hợp vi phạm những quy định trên thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng
Ngoài ra, đối với các hành vi vi phạm tại khoản 5, 8 và 9 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức quy định.
Đồng thời, có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 11 Điều này.
"11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 5, điểm h, i và k khoản 7, điểm e khoản 8, điểm a, b, d, h và i khoản 9 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ và e khoản 9 Điều này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?