Doanh nghiệp kinh doanh nấm có phải chịu thuế GTGT? Doanh nghiệp kinh doanh nấm khi chịu thuế GTGT thì căn cứ tính thuế này là gì?

Doanh nghiệp kinh doanh nấm Hương đặc biệt và nấm Mộc nhĩ đặc biệt có phải chịu thuế GTGT? (Thuế GTGT trong trường hợp sản xuất ra bán và trường hợp mua đi bán lại). Doanh nghiệp kinh doanh nấm khi chịu thuế GTGT thì căn cứ tính thuế này là gì?

Doanh nghiệp kinh doanh nấm có phải chịu thuế GTGT?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có nêu như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
...

Theo đó, các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Như vậy, nếu doanh nghiệp kinh doanh nấm theo dạng tự sản xuất chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi bán ra.

Trường hợp nếu đơn vị doanh nghiệp kinh doanh nấm thuộc dạng không sản xuất mà mua đi bán lại thì thời điểm bán lại sẽ áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
...
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
...

Như vậy, còn tùy đối tượng mua mà áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khác nhau.

Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.

Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.

Trên hóa đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Ví dụ 20: Công ty TNHH A là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua cà phê nhân của nông dân trồng cà phê, sau đó Công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh doanh H thì doanh thu của Công ty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng mức thuế suất 5%.

Ví dụ 21: Hộ ông X sau khi thu mua lá chè của hộ trồng chè đã bán ra cho hộ ông Y thì hộ ông X phải tính, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu bán lá chè cho hộ ông Y.

Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.

Doanh nghiệp kinh doanh nấm có phải chịu thuế GTGT? Doanh nghiệp kinh doanh nấm khi chịu thuế GTGT thì căn cứ tính thuế này là gì?

Doanh nghiệp kinh doanh nấm có phải chịu thuế GTGT? Doanh nghiệp kinh doanh nấm khi chịu thuế GTGT thì căn cứ tính thuế này là gì? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp kinh doanh nấm khi chịu thuế GTGT thì căn cứ tính thuế này là gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế như sau:

Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh nấm khi chịu thuế GTGT thì căn cứ tính thuế này là giá tính thuế và thuế suất.

Người nộp thuế GTGT là ai?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Bên cạnh đó, tại người nộp thuế cũng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thấy được rằng Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

1,968 lượt xem
Thuế giá trị gia tăng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đã có Dự thảo đề xuất giảm thuế GTGT 2% năm 2025: Tin mới nhất về giảm thuế GTGT
Pháp luật
Danh sách hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% thuế GTGT 2025? Hàng hóa, dịch vụ chịu VAT 5% mới nhất 2025 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn cách tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản?
Pháp luật
Hàng hóa biếu, tặng khách hàng có cần lập hóa đơn không? Có tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa biếu, tặng khách hàng không?
Pháp luật
Mẫu Công văn giải trình chênh lệch thuế GTGT đầu vào mới nhất hiện nay? Thuế GTGT đầu có được khấu trừ?
Pháp luật
Hàng hóa dịch vụ chịu từng mức thuế suất thuế GTGT 2025 ra sao? Thuế suất thuế GTGT 2025 có mấy mức?
Pháp luật
Dịch vụ phần mềm có chịu thuế giá trị gia tăng không? Hợp đồng cung ứng dịch vụ sản xuất phần mềm có được giảm thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?
Pháp luật
Từ 14/01/2025, ngừng miễn thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu qua chuyển phát nhanh dưới 1 triệu đồng?
Pháp luật
Thuế suất thuế GTGT 2025 có những mức nào? Các hàng hóa chịu thuế suất 0%, 5%, 10% năm 2025?
Pháp luật
Hàng hóa, dịch vụ mua vào đều phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế GTGT từ 01/7/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế giá trị gia tăng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế giá trị gia tăng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào