Doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp nộp đơn đăng ký tham gia cho Ngân hàng Nhà nước khi nào?
- Thời hạn xét đăng ký mua bán vàng miếng trực tiếp của doanh nghiệp với Ngân hàng Nhà nước trong bao lâu?
Doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 15 Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 563/QĐ-NHNN năm 2013 như sau:
Kiểm tra tư cách tham gia giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
1. Trong thời hạn 01 (một) giờ kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tổ chức mua, bán vàng miếng, Sở Giao dịch kiểm tra tiền đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trên tài khoản theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước và kiểm tra giấy tờ tùy thân của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.
2. Tiền đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là hợp lệ để tham gia mua, bán khi lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt cọc tính theo công thức: Giá trị đặt cọc = Tỷ lệ đặt cọc x Giá tham chiếu x Khối lượng vàng miếng đăng ký mua, bán.
3. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đang trong thời gian bị tạm ngừng quan hệ giao dịch hoặc bị hủy quan hệ giao dịch;
b) Người đại diện của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không xuất trình giấy tờ tùy thân theo quy định;
c) Giấy tờ tùy thân của người đại diện giao dịch không hợp lệ;
d) Người tham dự không phải là người đại diện giao dịch do tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có tiền đặt cọc không hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Sở Giao dịch thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, trong đó nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp đang trong thời gian bị tạm ngừng quan hệ giao dịch hoặc bị hủy quan hệ giao dịch;
- Người đại diện của doanh nghiệp không xuất trình giấy tờ tùy thân theo quy định;
- Giấy tờ tùy thân của người đại diện giao dịch không hợp lệ;
- Người tham dự không phải là người đại diện giao dịch do doanh nghiệp đã đăng ký;
- Doanh nghiệp có tiền đặt cọc không hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp nộp đơn đăng ký tham gia cho Ngân hàng Nhà nước khi nào?
Doanh nghiệp tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp nộp đơn đăng ký tham gia cho Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 17 Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 563/QĐ-NHNN năm 2013 như sau:
Đăng ký mua, bán vàng miếng
Trong thời hạn 30 (ba mươi) phút kể từ khi Sở Giao dịch thông báo giá mua, bán, người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nộp cho Ngân hàng Nhà nước đơn đăng ký mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 10).
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 30 phút kể từ khi Sở Giao dịch thông báo giá mua bán vàng miếng thì người đại diện giao dịch của doanh nghiệp nộp đơn đăng ký mua bán miếng vàng cho Ngân hàng Nhà nước.
Thời hạn xét đăng ký mua bán vàng miếng trực tiếp của doanh nghiệp với Ngân hàng Nhà nước trong bao lâu?
Thời hạn xét đăng ký mua bán vàng miếng trực tiếp của doanh nghiệp với Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 18 Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 563/QĐ-NHNN năm 2013 như sau:
Xét đăng ký mua, bán và xác định kết quả mua, bán
Trong thời hạn 01 (một) giờ kể từ thời điểm kết thúc việc nộp đơn đăng ký mua, bán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện xét đăng ký mua, bán và xác định kết quả mua, bán như sau:
1. Kiểm tra tính hợp lệ của đơn đăng ký mua, bán và lập danh sách các đơn đăng ký hợp lệ, không hợp lệ và tổng hợp số liệu đăng ký mua, bán. Đơn đăng ký không hợp lệ trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua, bán vàng miếng nhưng vẫn nộp đơn đăng ký mua, bán,
b) Có một trong các nội dung ghi tại đơn đăng ký mua, bán không đúng quy định như khối lượng đăng ký mua, bán cao hơn mức tối đa hoặc thấp hơn mức tối thiểu mà mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép đăng ký mua, bán; số liệu bằng số và bằng chữ không thống nhất; sửa chữa, tẩy xóa nội dung điền trong đơn đăng ký mua, bán; ghi không đầy đủ nội dung đơn đăng ký mua, bán...
c) Tiền đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không hợp lệ khi tiền đặt cọc nhỏ hơn giá trị đặt cọc hợp lệ tính theo công thức: Giá trị đặt cọc hợp lệ = Tỷ lệ đặt cọc x Giá tham chiếu x Khối lượng vàng miếng đăng ký mua, bán.
d) Đơn đăng ký mua, bán nộp sau thời hạn quy định tại Điều 17 Quy trình này.
2. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) xác định khối lượng vàng miếng mua, bán với từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trên cơ sở đăng ký mua bán của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và phương án mua, bán vàng miếng đã được phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 01 giờ kể từ thời điểm kết thúc việc nộp đơn đăng ký mua bán thì Ngân hàng nhà nước thực hiện xét đăng ký mua bán vàng miếng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?