Doanh nghiệp không đạt sự đồng thuận về thay đổi thang lương với bên công đoàn thì có thể tự quyết định được không?

Cho hỏi: Doanh nghiệp không đạt sự đồng thuận về thay đổi thang lương với bên công đoàn thì có thể tự quyết định được không? - Chị Xuyên (Bình Dương)

Thế nào là tiền lương? Việc trả lương cho người lao động được thực hiện theo nguyên tắc gì?

Tiền lương được quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương được xếp theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo đó, việc trả lương được thực hiện theo các nguyên tắc tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Doanh nghiệp không đạt sự đồng thuận về thay đổi thang lương với bên công đoàn thì có thể tự quyết định được không?

Doanh nghiệp không đạt sự đồng thuận về thay đổi thang lương với bên công đoàn thì có thể tự quyết định được không? (Hình từ Internet)

Không đạt sự đồng thuận về thay đổi thang lương với bên công đoàn thì có thể tự quyết định được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Theo quy định trên thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (công đoàn) khi xây dựng thang lương.

Chính vì thế, trong trường hợp thay đổi thang lương, doanh nghiệp không thể tự ý quyết định nội dung thay đổi thang lương mà vẫn phải tham khảo ý kiến công đoàn.

Người lao động có được tham gia ý kiến khi thay đổi thang lương không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về những nội dung người lao động được tham gia ý kiến như sau:

Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu trên thì khi doanh nghiệp thay đổi thang người, người lao động có có quyền được tham gia ý kiến về nội dung thay đổi.

Công đoàn có những quyền, nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động?

Căn cứ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2019, trong quan hệ lao động, công đoàn có những quyền, nghĩa vụ sau:

- Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động.

- Đối thoại tại nơi làm việc.

- Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.

- Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.

- Tổ chức và lãnh đạo đình công.

- Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.

- Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thang lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Doanh nghiệp nào không phải gửi thang lương, bảng lương?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương nhưng không xin ý kiến công đoàn thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Trước khi thực hiện thang lương bảng lương doanh nghiệp không công bố công khai tại nơi làm việc thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký thang lương, bảng lương được quy định thế nào? Công ty không công khai thang lương, bảng lương thì bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không?
Pháp luật
Việc xây dựng thang bảng lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động không công khai bảng lương, thang lương trước khi thực hiện có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Người lao động có được tham gia ý kiến khi sửa đổi thang lương, bảng lương không? Công ty không công khai thang lương tại nơi làm việc thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp không đạt sự đồng thuận về thay đổi thang lương với bên công đoàn thì có thể tự quyết định được không?
Pháp luật
Những doanh nghiệp nào phải xây dựng thang bảng lương cho người lao động? Nguyên tắc khi xây dựng thang bảng lương là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thang lương
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,588 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thang lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thang lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào