Doanh nghiệp không bổ sung thông tin, tài liệu về tập trung kinh tế trong quá trình thẩm định chính thức thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ xem xét như thế nào?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế dựa trên những nội dung nào?
- Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có phải được xác định dựa trên cả 4 tiêu chí theo quy định của pháp luật hay không?
- Doanh nghiệp không bổ sung thông tin, tài liệu về tập trung kinh tế trong quá trình thẩm định chính thức thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ xem xét như thế nào?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế dựa trên những nội dung nào?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế dựa trên những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Luật Cạnh tranh 2018 về thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế như sau:
Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luật này.
Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
2. Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:
a) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 của Luật này và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
b) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật này và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
c) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.
Như vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế dựa trên 03 nội dung sau:
- Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 của Luật cạnh tranh 2018 và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
- Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật cạnh tranh 2018 và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
- Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.
Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có phải được xác định dựa trên cả 4 tiêu chí theo quy định của pháp luật hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018 về thông báo tập trung kinh tế như sau:
Thông báo tập trung kinh tế
1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Như vậy, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào 01 trong 04 tiêu chí mà không phải căn cứ vào cả 04 tiêu chí trên.
Doanh nghiệp không bổ sung thông tin, tài liệu về tập trung kinh tế trong quá trình thẩm định chính thức thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ xem xét như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Luật Cạnh tranh 2018 về bổ sung thông tin về tập trung kinh tế như sau:
Bổ sung thông tin về tập trung kinh tế
1. Trong quá trình thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bổ sung thông tin, tài liệu nhưng không quá 02 lần.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế có trách nhiệm bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc tập trung kinh tế và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.
4. Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào thời hạn thẩm định tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
Như vậy, trong quá trình thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, doanh nghiệp không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?