Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất có bị hạn chế khai thác ở khu vực xảy ra dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý hay không?
- Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất có bị hạn chế khai thác ở khu vực xảy ra dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý hay không?
- Doanh nghiệp khai khi khai thác nước dưới đất có cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất không?
- Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất cần tuân thủ nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế như thế nào?
Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất có bị hạn chế khai thác ở khu vực xảy ra dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý hay không?
Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất có bị hạn chế khai thác ở khu vực xảy ra dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý hay không, căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định:
Thăm dò, khai thác nước dưới đất
...
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;
b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
5. Các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm:
a) Hạn chế về đối tượng, mục đích khai thác;
b) Hạn chế về lưu lượng, thời gian khai thác;
c) Hạn chế về số lượng công trình, độ sâu, tầng chứa nước khai thác.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.
Theo quy định hạn chế khai thác nước dưới đất tại khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng.
Theo đó doanh nghiệp khai thác nước dưới đất sẽ bị hạn chế khai thác ở khu vực xảy ra dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng.
Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất có bị hạn chế khai thác ở khu vực xảy ra dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp khai khi khai thác nước dưới đất có cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất không?
Doanh nghiệp khai khi khai thác nước dưới đất có cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất không, căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định:
Bảo vệ nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
3. Ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất.
Theo đó doanh nghiệp hành nghề khai thác nước dưới đất sẽ phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất theo quy định.
Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất cần tuân thủ nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế như thế nào?
Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất cần tuân thủ nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế như thế nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 167/2018/NĐ-CP nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất như sau:
+ Bảo đảm phù hợp với quy mô, tính chất của các khu vực gây sụt, lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, đặc điểm của các tầng chứa nước; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
+ Ranh giới vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thể hiện trên bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thành lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình có cùng tỷ lệ;
+ Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí khoanh định cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật khác có liên quan và phải bảo đảm công khai, minh bạch. Không mở rộng phạm vi khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất vượt quá phạm vi quy định tại Nghị định này;
+ Thông tin, số liệu sử dụng để làm căn cứ khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?