Doanh nghiệp FDI thực hiện hoạt động phân phối bán lẻ có thành lập cơ sở bán lẻ phải được cấp Giấy phép lập cơ sơ bán lẻ hay Giấy phép kinh doanh trước?
- Hoạt động phân phối là gì? Cơ sở bản lẻ là gì?
- Doanh nghiệp FDI thực hiện hoạt động phân phối bán lẻ có thành lập cơ sở bán lẻ phải được cấp Giấy phép lập cơ sơ bán lẻ hay Giấy phép kinh doanh trước?
- Doanh nghiệp FDI tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hoạt động phân phối là gì? Cơ sở bản lẻ là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì
Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:
- Thực hiện quyền xuất khẩu;
- Thực hiện quyền nhập khẩu;
- Thực hiện quyền phân phối;
- Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
- Cung cấp dịch vụ logistics;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Trong đó, hoạt động phân phối được định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.
Cơ sở bán lẻ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Hoạt động phân phối là gì? Cơ sở bản lẻ là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp FDI thực hiện hoạt động phân phối bán lẻ có thành lập cơ sở bán lẻ phải được cấp Giấy phép lập cơ sơ bán lẻ hay Giấy phép kinh doanh trước?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
4. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Như vậy, doanh nghiệp FDI thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh.
Hay nói cách khác, khi doanh nghiệp FDI muốn phân phối bán lẻ thông qua cơ sở bán lẻ thì trước hết phải có Giấy phép kinh doanh.
Lưu ý: nếu như địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất ở cùng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, doanh nghiệp FDI có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
Doanh nghiệp FDI tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc không phù hợp với pháp luật Việt Nam;
d) Hoạt động ngoài phạm vi nội dung được ghi trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
đ) Lập cơ sở bán lẻ trái phép tại Việt Nam.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.
Như vậy, Doanh nghiệp FDI có hành vi tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?