Doanh nghiệp được sử dụng đồng ngoại tệ khi lập báo cáo tài chính năm để nộp các cơ quan chức năng hay không?
- Doanh nghiệp được sử dụng đồng ngoại tệ khi lập báo cáo tài chính năm để nộp các cơ quan chức năng hay không?
- Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì có bắt buộc phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam hay không?
- Phương pháp nào được sử dụng để chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam?
Doanh nghiệp được sử dụng đồng ngoại tệ khi lập báo cáo tài chính năm để nộp các cơ quan chức năng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 107 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Đồng tiền sử dụng để lập Báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam
1. Báo cáo tài chính được sử dụng để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam phải được trình bày bằng Đồng Việt Nam.Trường hợp doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ thì phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp không được sử dụng đồng ngoại tệ khi lập báo cáo tài chính năm để nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam.
Mà cụ thể thì báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phải được trình bày bằng Đồng Việt Nam.
Doanh nghiệp được sử dụng đồng ngoại tệ khi lập báo cáo tài chính năm để nộp các cơ quan chức năng hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì có bắt buộc phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định:
Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam
1. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, trình bày thông tin so sánh được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 107 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định trường hợp doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ thì phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam.
Theo đó, khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam, nếu doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo ngoại tệ doanh nghiệp phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam.
Phương pháp nào được sử dụng để chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 107 Thông tư 200/2014/TT-BTC, có quy định cụ thể về phương pháp được sử dụng để chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam như sau:
(1) Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, kế toán phải quy đổi các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ (là tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo);
- Vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu) được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn;
- Chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày đánh giá;
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau ngày đầu tư được quy đổi ra Đồng Việt Nam bằng cách tính toán theo các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Lợi nhuận, cổ tức đã trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày trả lợi tức, cổ tức;
- Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Trường hợp tỷ giá bình quân kỳ kế toán xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch (chênh lệch không vượt quá 3%) thì có thể áp dụng theo tỷ giá bình quân (nếu lựa chọn).
(2) Phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Việt Nam Đồng được ghi nhận trên chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” – Mã số 417 thuộc phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?