Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời điểm chấm dứt hành vi không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp đúng hạn là khi nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên vi phạm thời hạn thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế không?
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Hải quan 2014.
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên;
b) Thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về quản lý thuế, kế toán đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên;
c) Báo cáo về lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ xây dựng nhà xưởng, hàng hóa gửi kho bên ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
d) Báo cáo về lượng hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra, còn lưu tại cảng;
đ) Báo cáo thống kê thông quan hàng bưu chính đưa vào Việt Nam để chuyển tiếp đi quốc tế.
...
Theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân và mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức.
Như vậy, doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp đúng hạn bị phạt thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Xử phạt doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên (Hình từ Internet)
Thời điểm chấm dứt hành vi không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp đúng hạn là khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
5. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm thực hiện thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 Nghị định này, thời điểm chấm dứt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; thời điểm nộp bản khai hàng hóa, danh sách hành khách, bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
...
Theo đó, đối với hành vi không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên đúng hạn, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm trên là thời điểm thực hiện thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên vi phạm thời hạn thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 32 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
7. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21,22, 23,24 Nghị định này.
Tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 128/2020/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm về quản lý thuế của doanh nghiệp đúng hạn trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?