Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện quản lý nợ phải thu như thế nào?
- Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện quản lý nợ phải thu như thế nào?
- Việc quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
- Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có buộc phải bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp không?
Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện quản lý nợ phải thu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
Quản lý nợ phải thu
1. Doanh nghiệp thực hiện quản lý nợ phải thu như sau:
a) Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu. Quy chế quản lý nợ phải thu phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi nợ;
b) Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ;
c) Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ.
2. Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện quản lý nợ phải thu như sau:
- Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu. Quy chế quản lý nợ phải thu phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi nợ.
- Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ.
- Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ.
Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện quản lý nợ phải thu như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý nợ phải trả doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Doanh nghiệp thực hiện quản lý nợ phải trả như sau:
+ Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải trả. Quy chế quản lý nợ phải trả phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, đối chiếu, xác nhận, thanh toán nợ.
+ Theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại nợ; xây dựng kế hoạch thanh toán nợ, cân đối dòng tiền bảo đảm thanh toán nợ; thanh toán các khoản nợ theo đúng thời hạn đã cam kết.
- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn.
- Trường hợp quản lý để phát sinh nợ phải trả quá hạn, nợ không có khả năng thanh toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có buộc phải bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Nguyên tắc chuyển giao:
a) Không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp;
b) Bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
c) Không giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp chuyển giao vốn trong trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp.
2. Các trường hợp chuyển giao:
a) Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp;
c) Chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp;
d) Chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Như vậy theo quy định trên việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp buộc phải bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?