Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao thì phải giải thể đúng không?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao thì phải giải thể đúng không?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được giải thể khi nào?
- Những đối tượng nào có quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao thì phải giải thể đúng không?
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
b) Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
đ) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
...
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết thì có thể bị giải thể.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao thì phải giải thể đúng không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được giải thể khi nào?
Điều kiện giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
...
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Việc giải thể doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc giải thể chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn).
Trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện giải thể nêu trên hoặc đã lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sắp xếp theo hình thức khác hoặc thực hiện phá sản.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được giải thể khi:
- Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
- Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Những đối tượng nào có quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể doanh nghiệp
1. Thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể.
2. Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
b) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng sau đây có quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
(1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu;
(3) Cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?