Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp nào?
- Thủ tướng Chính phủ có được quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không?
- Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những gì?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
3. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định?
Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ:
a) Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động được nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp:
(1) Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thủ tướng Chính phủ có được quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không?
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động được quy định tại Điều 14 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, theo quy định, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do mình quyết định thành lập.
Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những gì?
Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Doanh nghiệp lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc bổ sung vốn điều lệ;
c) Xác định vốn điều lệ sau khi được bổ sung.
2. Doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
4. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
(1) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
(2) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc bổ sung vốn điều lệ;
(3) Xác định vốn điều lệ sau khi được bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?