Doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật thông tin người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên hệ thống nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật thông tin người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên hệ thống nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật thông tin người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên hệ thống nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
...
2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
...
n) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và hằng tháng phải cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật thông tin người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên hệ thống nào? (hình từ internet)
Doanh nghiệp dịch vụ không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ thông tin về: văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động; thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng hoặc tiêu chuẩn tuyển chọn hoặc điều kiện làm việc hoặc quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động;
e) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật;
g) Không cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kể từ ngày người lao động xuất cảnh cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
...
Tiếp đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ không cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
...
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?