Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải nộp lại Giấy phép khi nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải nộp lại Giấy phép khi nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị thu hồi Giấy phép khi nào?
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hình dáng như thế nào?
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải nộp lại Giấy phép khi nào?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về nộp lại Giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Nộp lại Giấy phép
1. Đối với doanh nghiệp dịch vụ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia theo quy định của Luật Doanh nghiệp:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp dịch vụ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đã bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, các công ty được chia nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, đã phá sản hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết, quyết định về việc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng văn bản về các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ và các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải nộp lại Giấy phép khi:
- Doanh nghiệp dịch vụ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia;
- Doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ;
Doanh nghiệp phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 nêu trên.
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mới nhất 2023: Tại Đây
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải nộp lại Giấy phép khi nào?
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị thu hồi Giấy phép khi nào?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định thì thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc các trường hợp sau:
- Trường hợp cơ quan công an có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có văn bản khẳng định nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.
- Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 hoặc vi phạm quy định tại một trong các khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8, 11, 12 và khoản 13 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.
- Gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, tinh thần đối với người lao động do doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm c, e, g, h và điểm i khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.
- Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 24 tháng liên tục mà không phải do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác dẫn đến bên nước ngoài không thể tiếp nhận người lao động, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng thứ 24, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép, doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng văn bản về các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ, các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hình dáng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là Giấy phép) do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định này.
2. Giấy phép có hoa văn màu vàng nhạt, nền trống đồng, hình Quốc huy và tên viết tắt của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng tiếng Anh (MOLISA) được in chìm, trên giấy bìa cứng kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), khung viền màu xanh theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Giấy phép có hoa văn màu vàng nhạt, nền trống đồng, hình Quốc huy và tên viết tắt của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng tiếng Anh (MOLISA) được in chìm, trên giấy bìa cứng kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), khung viền màu xanh theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?