Doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không?
- Doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đối với doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư gồm những gì?
- Thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư là bao lâu?
Doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không?
Các trường hợp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài được quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2015/TT-NHNN như sau:
Các trường hợp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép, tổ chức kinh tế được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo các nội dung quy định trong Giấy phép, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có), quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật nước sở tại nơi tổ chức kinh tế mở tài khoản trong các trường hợp sau:
...
4. Doanh nghiệp thuộc diện đầu tư đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ; doanh nghiệp đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (PPP) mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài để thực hiện các cam kết với bên nước ngoài.
5. Tổ chức kinh tế mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng với bên nước ngoài bao gồm hợp đồng thầu xây dựng ở nước ngoài; hợp đồng mua bán tàu với bên nước ngoài; các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng khác với bên nước ngoài, không bao gồm việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của bên cho vay nước ngoài.
Chiếu theo quy định này thì doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có thể mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài để thực hiện các cam kết với bên nước ngoài.
Doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đối với doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài được quy định tại Điều 14 Thông tư 20/2015/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp thuộc diện đầu tư đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ; doanh nghiệp đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (PPP) mở tài khoản để phục vụ việc thực hiện các cam kết với bên nước ngoài
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Văn bản giải trình sự cần thiết mở tài khoản ở nước ngoài kèm các tài liệu chứng minh.
4. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt hợp đồng hoặc thỏa thuận về tài khoản đã ký với bên nước ngoài (nếu có).
5. Dự kiến nội dung thu, chi ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đối với doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-NHNN.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Văn bản giải trình sự cần thiết mở tài khoản ở nước ngoài kèm các tài liệu chứng minh.
- Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt hợp đồng hoặc thỏa thuận về tài khoản đã ký với bên nước ngoài (nếu có).
- Dự kiến nội dung thu, chi ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
Thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư là bao lâu?
Thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 20/2015/TT-NHNN như sau:
Thời hạn của Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép (là thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài) được xem xét căn cứ vào:
1. Thời hạn hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép tổ chức được thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong trường hợp văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép tổ chức được thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài không quy định thời hạn hiệu lực, thời hạn của Giấy phép tối đa không quá 03 (ba) năm kể từ ngày cấp Giấy phép; hoặc
2. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng vay nước ngoài giữa bên đi vay nước ngoài và bên cho vay nước ngoài; hoặc
3. Thời hạn thực hiện các cam kết, thỏa thuận hoặc thời hạn hiệu lực của hợp đồng với bên nước ngoài; hoặc
4. Thời hạn tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài; hoặc
5. Thời hạn tại văn bản của cơ quan thẩm quyền của nước sở tại cho phép thành lập và hoạt động tạm thời đối với tổ chức mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài không cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tạm thời, thời hạn của Giấy phép là 01 (một) năm kể từ ngày cấp Giấy phép.
Từ quy định trên có thể thấy pháp luật không quy định cụ thể thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài là bao lâu.
Theo đó, thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư được xem xét căn cứ vào thời hạn thực hiện các cam kết, thỏa thuận hoặc thời hạn hiệu lực của hợp đồng với bên nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?